NÔNG NGHIỆP TÂY NGUYÊN PHÁT TRIỂN MẠNH HƯỚNG ĐI MỚI “CHĂN NUÔI GÀ BÁN CHĂN THẢ”

Nhắc tới Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay tới các cao nguyên hùng vĩ. Với lợi thế về đất đai rộng lớn nhiều người dân tại các tỉnh Tây Nguyên đầu tư vào các giống cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu.

Các giống cây này đem lại doanh thu cao những phải mất một thời gian dài người chăn nuôi mới có thể thu được vốn và lợi nhuận. Trong khi đó, giá cả của các nông sản từ các cây công nghiệp này luôn biến đổi khiến nhiều người dân gặp khó khăn kinh tế và quay vòng vốn.

Nhiều người dân đã tìm hướng đi chăn nuôi mới đó là “Chăn nuôi gà bán chăn thả” vừa tận dụng được diện tích chăn nuôi vừa kiếm thêm thu nhập giúp quay vòng vốn, ổn định kinh tế.

“Nuôi gà bán chăn thả ” mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao cho người dân Tây Nguyên

Những năm gần đây, nghề trồng cà phê gặp nhiều khó khăn do hạn hán kéo dài, năng suất cà phê giảm… Để đảm bảo thu nhập, nhiều hộ gia đình ở khu vực Tây Nguyên đã mạnh dạn đầu tư theo mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả.

Họ tận dụng nhiều vùng đồi rãy cà phê để chăn nuôi gà bán chăn thả.

Với mô hình chăn nuôi này, gà được thả chạy bộ và tận dụng thức ăn tại các vườn cà phê hay hay các khu đất trống để tăng độ săn chắc và độ thơm ngon của thịt, ban đêm lại nhốt vào chuồng để đảm bảo an toàn cho gà.

Chăn nuôi gà bán thả vườn” mô hình chăn nuôi đang được nhiều người dân tại các tỉnh Tây Nguyên quan tâm

Mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả đã đem đến ưu thế vượt trội và phù hợp với các hộ chăn nuôi ở các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên từ đó thu lợi nhuận mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

“Con giống” phù hợp với khí hậu và  ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên

Nhận thấy được những lợi thế từ “chăn nuôi bán chăn thả” nhiều hộ chăn nuôi tại các tỉnh Đắk Lắk , Kon Tum, Gia Lai, , Đắk Nông và Lâm Đồng đã vội vã mua gà giống vào áp dụng mô hình chăn nuôi này.

Tuy nhiên, một số hộ lại gặp thất bại ngay từ lần đầu chăn thả lý do là bởi nhiều người dân không lựa chọn đúng con giống phù hợp từ các cơ sở nhỏ lẻ.

Con giống thường chết ngay khi chăn thả chưa được bao lâu vì không thích nghi được với thời tiết, dễ mắc các dịch bệnh, tỷ lệ sống thấp…

Dưới đây là 3 con giống được công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ sau nhiều năm nghiên cứu chọn lọc và lai tạo để phù hợp nhất với các đặc điểm môi trường, thổ nhưỡng của các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

GÀ TA CHỌN TẠO LH-009

Là một trong 10 sản phẩm được công nhận top “Sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam 2016”, LH009 được lai giữa giống gà chọi và giống gà ri ta truyền thống. Con giống rất khỏe mạnh có thể thích nghi được với rất nhiều loại hình khí hậu với tỷ lệ sống cao lên tới 98%.

Gà giống LH009 còn cho tốc độ tăng trưởng tối đa với mức chi phí tối thiểu. Có tốc độ lớn nhanh và khả năng chuyển hóa thức ăn tốt, giống gà ta LH009 có thể đạt khối lượng trung bình lên tới 2.7 thậm chí hơn 3kg ở thời gian xuất bán là 100- 115 ngày, cao hơn so với giống lai chọi khác từ 300-400gr.

Ngoài ra, con giống LH009 được chọn lọc kĩ càng từ những con gà có bản tính hiền lành nhất do vậy mà gà giống LH009 chỉ cần cắt mỏ 1 lần trong khi các giống gà lai chọi trên thị trường hiện nay phải căt mỏ tới 3 lần.

LH-009

Gà lai chọi LH009 có tốc độ tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh

Với tốc độc tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh và thích nghi được với nhiều điều kiện chăn nuôi và thời tiết, con giống LH009 sẽ giúp người chăn nuôi tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đạt được lợi nhuận tối đa.

Các thông số kỹ thuật của giống gà LH009

Tỉ lệ sống: rất cao, từ 96- 98%

Trọng lượng cơ thể trung bình: 2,7- 3,2 kg (100- 120 ngày tuổi)

Tiêu tốn thức ăn: 2,9 – 3,0 kg thức ăn/ kg tăng trọng

Vaccine đã được chủng tại nhà ấp: vaccine 4 bệnh: Marek, Gumboro, Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm.

GÀ MÀU CHỌN TẠO LH-010 GÀ LƯƠNG PHƯỢNG LH-010

Đạt cân, tăng trọng nhanh mã đẹp là một trong những ưu điểm vượt trội của giống gà Lương Phượng LH-010. Đây là giống gà rất được ưa chuộng và đặc biệt phù hợp với thị hiếu chăn nuôi của một số tỉnh Tây Nguyên như: Buôn Mê Thuột, Đắc Lăk, Đăk Nông.

Không chỉ nổi bật bởi khả năng tăng trọng nhanh, đạt cân gà giống gà màu LH-010 (gà Lương Phượng Lh 010) còn sở hữu sức đề kháng cao, khoẻ mạnh và sạch bệnh bởi công ty Lượng Huệ đã quản lý rất tốt đàn gà bố mẹ.

Đặc điểm

Ngoại hình: Đẹp, cao to, chân vàng ươm. Màu lông đa dạng, vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi, lông cổ có màu vàng ánh kim

Dòng gà mái có màu đốm đen cánh sẻ là chủ yếu, chân da vàng

Chất lượng thịt: Thịtchắc, thơm

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT            

Tỉ lệ sống: 96- 97%

Trọng lượng cơ thể: 1,8- 2,8 kg (70- 90 ngàytuổi)

Tiêu tốn thức ăn: 2,6- 2,9 kgthứcăn/ kgtăngtrọng

ĐẶC TÍNH KHÁC

Gà màu chọn tạo Lượng Huệ có tốc độ lớn nhanh trong khi mức độ tiêu tốn thức ăn thấp hơn, dễ bán.

GÀ TA CHỌN TẠO LH-001: GÀ RI LƯỢNG HUỆ HẢI PHÒNG

Đây là giống gà vừa được lái buôn rất ưa chuộng, vừa được người tiêu dùng ưa thích và đã chứng thực được giá trị đầu ra, đặc biệt là vào hoàn cảnh chăn nuôi trầm lắng và giá gà thịt thấp như hiện nay.

Hơn nữa, khả năng thích nghi cao và sức chống chịu tốt khiến LH001 có thể phát triển dễ dàng kể cả trong môi trường khắc nghiệt như Tây Nguyên.

Gà LH-001

Con giống LH001 có sức đề kháng cao, khả năng chống chịu tốt 

Một điểm đặc biệt giúp con giống LH001 được người tiêu dùng ưu chuộng đó là mẫu mã đẹp với chất lượng thịt đảm bảo. Giống gà ta chọn tạo LH001 có lông vàng, mào đỏ, chân nhỏ vàng ươm.

Vóc dáng gà thành phẩm cân đối với cân nặng lý tưởng phù hợp cho các nhu cầu cỗ bàn, thờ cúng tổ tiên hoặc phục vụ các nhà hàng, quán ăn và các gia đình với cách chế biến 1con/đĩa.

Gà trống: lông đỏ thẫm, mào cờ đỏ tươi, chân và da màu vàng: 2,1 – 2,3kg/con.

Gà mái: Nước lông vàng rơm, có con màu vàng đất, chân da vàng: 1,6 -1,8kg/con.

Các thông số kỹ thuật khác

Tỷ lệ nuôi sống: rất cao, từ 96%- 98%

Khối lượng cơ thể: 1.8-2.1 kg (100-120 ngày tuổi)     

Tiêu thụ thức ăn: (FCR): 2.5-2.8 kg thức ăn/ kg tăng trọng.

GÀ TA CHỌN TẠO LH-014 (GÀ NÒI LAI LƯỢNG HUỆ)

Gà ta chọn tạo LH014 là giống gà ta lai nòi cho thịt thơm ngon được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cũng như giống gà LH009, con giống LH014 có khả năng thích ứng cao, chống trọi được với thời tiết tốt. Ngoài ra, con giống LH014 còn có điểm khác biệt vượt trội đó là bản tính hiền lành.

Trong khi nhiều giống gà ta lai nòi trên thị trường hiện nay vẫn phải cắt mỏ đến 3 -4 lần suốt đời gà thì ở giống gà LH014 chỉ cần duy nhất 1 lần cắt mỏ.

Gà đẹp LH-006

Gà giống LH014 có bản tính hiền lành, chất lượng thịt thơm ngon được nhiều người chăn nuôi ưa chuộng 

Theo nhận xét của anh Nguyễn Năng Cường, chủ trang trại nuôi gà lớn nhất Tây Ninh: “So với giống gà nòi tôi đã nuôi trước đây, gà LH014 cho thịt thơm, ngon hơn hẳn: thịt trắng, thớ thịt nhỏ, sợi lại săn trong khi các giống gà nòi lai khác thớ sợi thịt sẽ to hơn và hương vị không thơm bằng, buôn lái và người ăn đã thử thì đều đánh giá rất cao”.

Một số đặc tính kĩ thuật:

FCR: 2.7-2.8 kg thức ăn/1 kg tăng trọng

Cân nặng trung bình của mái: 1.8-1.9kg/con

Cân nặng trung bình trống đạt: 2.4-2.6 kg/con

Số lần cắt mỏ ít: 1 lần cắt vào ngày 13-15 và chỉ cần thêm một lần hơ mỏ vào giai đoạn 70 ngày tuổi (so với từ 3-4 lần cắt mỏ của những dòng gà lai nòi cùng loại trên thị trường).

Vaccine chủng tại một ngày tuổi: Marek, Gumboro, Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm…

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, GIẢM THIỆT HẠI CHO ĐÀN GIA CẦM MÙA MƯA BÃO

Khi thời tiết mưa, bão không những gây khan hiếm nguồn thức ăn mà còn dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia cầm. Mặt khác khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, gây thiệt hại đến đàn gia cầm.

Vì vậy, người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và tăng cường chăm sóc đàn  gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết, hạn chế tối đa rủi ro do mưa bão.

Biện pháp thực hiện trước mùa mưa bão, lũ lụt.

Đảm bảo chuồng trại vững chắc. Tu sửa và chằng chống lại chuồng trại. Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có bão. Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi.

Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với số lượng và đặc tính, lứa tuổi của từng giống gà.

Kiểm tra hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Khơi thông cống rãnh, hạn chế úng ngập khi mưa to. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn kê cao và có phương án di dời đàn gà khi ngập lụt.

Dự trữ nguồn thức ăn đàn gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất. Cần dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đủ cho đàn gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo, cao để tránh ẩm mốc và mưa tạt hay ngập.

Gà chết đuối

Cần lưu ý đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho toàn đàn uống. Dự trữ một số hóa chất khử trùng nước để đủ nước sạch uống.

Dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa,… dùng cho đàn gia cầm khi thời tiết bất lợi.

Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia cầm: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để  hạn chế phát sinh dịch bệnh. Vệ sinh sạch chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để diệt mầm bệnh.

Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Đối với đàn gia cầm, cần tiêm vắc-xin phòng bệnh Niu-cát-xơn, Gumboro, cúm gia cầm. Vịt, ngan cần tiêm phòng dịch tả vịt, viêm gan do vi rút, cúm gia cầm, tụ huyết trùng.

Chủ động  phương án thắp sáng và giữ ấm cho đàn gia cầm: Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi… để giữ ấm cho đàn gia cầm nhất là trong giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi.

Đối với những gia đình có đàn gia cầm lớn đã có thể xuất bán thì nên xuất bán nhanh để hạn chế khả năng rủi ro do bão lụt.

Biện pháp thực hiện trong và sau mưa bão, lũ lụt

Về chuồng nuôi.

Thường xuyên kiểm tra chuồng trại chăn nuôi. Tu sửa, tránh để dột nát ẩm ướt, hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Di dời đàn gia cầm lên cao nếu có nguy cơ úng ngập.

Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần bổ sung thêm chất độn chuồng hoặc sưởi để giữ ấm cho đàn gà. Kiểm tra cống rãnh thoát nước, nếu bị tắc phải khơi thông ngay, không để nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.

Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

Phu khử trùng

Nước rút đến đâu thì vệ sinh ngay đến đó. Định kỳ 1 – 2 lần/ tuần phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột để tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Phun khủ trùng

Nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt trùng nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn định.

Chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi 

Luôn giữ đàn gia cầm nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì gia cầm trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.

Cung cấp đầy đủ thức ăn sạch, dễ tiêu, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi  Đối với gà con ở giai đoạn úm nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Cung cấp đủ nước uống sạch, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa… để nâng cao sức đề kháng.

Công tác thú y

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho đàn gia cầm theo đúng lịch trình phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Hàng ngày, vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thu dọn rác thải về đúng nơi quy đinh và có biện pháp xử lý sát trùng.

Thường xuyên kiểm tra đàn gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật  nuôi như uể oải, ủ rũ, kém ăn; tình trạng sức khoẻ đàn gia cầm.

Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường. Khi nghi ngờ gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, phải báo ngay cho thú y viên hoặc khuyến nông  viên cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh.

Khi có gia cầm ốm, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột, tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.

Nuôi vịt

Sau bão lũ, khi nước rút cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải… rồi tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả. Nhanh chóng đưa gia cầm vào chuồng khô và ấm. T

hay hoặc bổ sung đệm lót khô cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho vật nuôi.

Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, diễn biến khí hậu thời tiết với những trận mưa lũ, nắng nóng ngày càng phức tạp và khó lường trước.

Chính vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh, giảm thiệt hại cho đàn vật nuôi và gia cầm nói riêng nhất là trong mùa mưa bão cần được các hộ chăn nuôi tổ chức thực hiện chủ động thường xuyên, liên tục.

Cần được sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan liên quan, cộng đồng dân cư để đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi.

HIỆU QUẢ VƯỢT TRỘI TỪ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ KHÉP KÍN

Với vị thế đứng thứ 20 thế giới về sản xuất thịt gia cầm, ngành chăn nuôi gà nước ta trong những năm gần đây luôn có bước phát triển vượt bậc, trở thành một nghề, ngành giúp người chăn nuôi gà kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đàn gia cầm, đặc biệt là gà đang có xu hướng phát triển nhanh theo mô hình sản xuất hàng hóa, quy mô trang trại.

Một trong những mô hình nuôi gà đạt hiệu quả cao của các hộ nông dân, doanh nghiệp trong thời gian gần đây, có những ưu điểm vượt trội về tính an toàn và năng suất chính là mô hình chăn nuôi gà khép kín hoàn toàn.

Tuy có vốn đầu tư ban đầu cao tuy nhiên với những người chăn nuôi xác định chọn nuôi gà là hướng phát triển lâu dài thì đây thực sự là mô hình tất yếu của tương lai, đáp ứng được sự phát triển của ngành chăn nuôi, trước áp lực cao từ mầm bệnh và phát triển cạnh tranh ra thị trường quốc tế.

Thực tế đã cho thấy trong khi dịch Cúm gia cầm tràn lan khắp nơi tại các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún thì nhiều hộ nuôi gà quy mô lớn chẳng hề hấn gì. Gà được nuôi trong chuồng kín hạn chế sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài và được làm mát rất bài bản theo độ tuổi, hạn chế mùi hôi, dịch bệnh. Với hình thức nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra, người nuôi chẳng phải lo lắng về giá cả, dịch bệnh.

Gà được nuôi trong chuồng kín: nhiệt độ ổn định theo từng độ tuổi. Chuồng được thiết kế kín, cách ly với bên ngoài hoàn toàn, một đầu có hệ thống nhiều quạt hút lớn đường kính 1,4- 1,5m, một đầu hệ thống làm mát từ nước.

Khi hệ thống quạt hút giảm nhiệt độ: bên trong không theo yêu cầu, bộ cảm ứng bên trong tự động bật hệ thống làm mát cho gà sẽ hoạt động. Nhiệt độ trong chuồng nuôi được điều chỉnh giảm dần theo độ tuổi của gà. Lúc gà mới thả vào chuồng thì nhiệt độ 34-35oC, khi gà lớn dần thì nhiệt độ cũng được điều chỉnh giảm dần còn 25-26OC.

Mô hình chuồng nuôi

Dù chi phí xây trại khá lớn (khoảng 350.000 – 600.000 ngàn đồng/m2 trại đã gồm cả thiết bị, dụng cụ chăn nuôi) nhưng theo các chuyên gia kỹ thuật, hiệu quả từ mô hình này khá cao. Theo tính toán, với giá thức ăn chăn nuôi hiện nay mỗi lứa gà 5.000 con nuôi (100 đến 120 ngày) theo mô hình này, người nuôi lãi bình quân 50 – 75 triệu đồng.

Mỗi năm nuôi được 2 đến 2,5 lứa gà nên lợi nhuận thu được từ mô hình nuôi gà khép kín đang hấp dẫn nhiều người dân đầu tư.

Ngoài hiệu quả kinh tế, nuôi gà theo mô hình khép kín giảm thiểu rất nhiều nguy cơ dịch bệnh. “Do mô hình khép kín, việc vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo… nên rất ít xuất hiện dịch bệnh trên gà” – anh Qúy giám đốc kỹ thuật công ty Lượng Huệ khẳng định.

Tương tự, ông Bùi Quang Nhị (Kiến Thụy, Hải Phòng) cho biết từ khi chuyển từ nuôi chuồng hở sang nuôi gà khép kín từ năm 2012 đến nay, chưa lần nào dịch bệnh nguy hiểm hay cúm gia cầm xuất hiện tại trại gà của ông.

Đặc biệt, ở hầu hết các trại gà khép kín đều không có mùi hôi hay những đám ruồi nhặng bay đầy chuồng như những trại gà hở. Ông Nguyễn Văn Tốt, có 5 trại gà nuôi khép kín ở An Lão giải thích “Không khí được làm mát trước khi đưa vào chuồng và luân chuyển liên tục nên không còn mùi hôi.Vào những hôm thời tiết nắng nóng, do sự kết hợp từ hệ thống làm mát tự động, quạt hút gió và giãn mật độ nuôi thích hợp các trại theo hình thức này thể hiện ưu thế vượt trội trong việc chống nóng, giảm tình trạng gà chết do tình trạng nắng nóng kéo dài”

Mô hình chuồng trại

Điểm khác biệt lớn nhất của mô hình nuôi gà khép kín là vốn đầu tư lớn, trong khi đó xây trại gà hở chi phí chỉ chiếm 1/4đến 1/3 cho cùng diện tích. Trong đó, trại gà khép kín phải đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố, xây bằng bêtông, khung thép, hệ thống máy lạnh làm mát không khí, hệ thống cho ăn tự động, máy phát điện dự phòng.

Chỉ tính riêng hệ thống này chiếm tới 70% đến 80% vốn đầu tư của trại gà. Đổi lại, trại gà theo mô hình này tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức cho người nuôi. Cụ thể, nuôi gà khép kín không tốn công rửa chuồng như trại hở. Do có hệ thống cho ăn tự động nên năng suất lao động của công nhân rất cao. Nếu nuôi gà hở, mỗi công nhân chỉ có thể nuôi được 2.000 – 5.000 con gà thì nuôi gà khép kín có thể nuôi trên 20.000 con.

Trang Trại Gà

Ngoài ra, do xây dựng kiên cố nên thời gian sử dụng trại gà khá lâu, có thể lên tới 10 năm, trong khi trại gà hở chỉ sử dụng được 2 năm đến 3 năm là phải làm lại.

Những năm gần đây, dịch cúm gia cầm liên tục xảy ra, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Do vậy, để có một đàn gà chất lượng cao là một trong những yêu cầu thiết thực của người chăn nuôi. Xây dựng mô hình chăn nuôi khép kín với trang thiết bị hiện đại thực sự là mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm vệ sinh môi trường, đầu ra ổn định mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm gia cầm sạch của người tiêu dùng.

Hiện tại mô hình chăn nuôi gà khép kín đang rất phát triển và được mở rộng tại Hải Phòng với hơn 1000 trại và dự đoán sẽ là kiểu mô hình xu hướng tất yếu trong tương lai từ đó nâng vị thế cạnh trạnh ngành chăn nuôi gia cầm cả trong và ngoài nước.